TIMING TRONG TRADING

80% thời gian thị trường ở trạng thái Choppy, nghĩa là thị trường không có xu hướng rõ ràng, hoặc có xu hướng nhưng lại rất khó giao dịch.

Thực tế bạn cũng có thể thấy, đa phần giá di chuyển rất nhàm chán tẻ nhạt. Sự di chuyển nhàm chán này lại ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Rủi ro đầu tiên là bạn hoàn toàn không biết giá thực sự sẽ đi đâu sau đấy, nó cứ đi ngang, tăng không rõ giảm không xong. Thứ hai, nếu bạn đã vào lệnh và dính phải choppy, bạn sẽ bị kẹt lệnh trong vùng này, và tất nhiên, mọi dự đoán của bạn không còn khớp với tình hình hiện tại nữa.

Có hai khía cạnh chính trong việc giao dịch dựa trên BIỂU ĐỒ GIÁ. Cái thứ nhất là YẾU TỐ XU HƯỚNG, cái này thường dành hết sự quan tâm của mọi người trong quá trình giao dịch với một câu châm ngôn nổi tiếng ấy là TREND IS YOUR FRIEND, để rồi họ sẽ ko chú ý đến hay tệ hơn nữa là ko còn biết đến một yếu tố thứ hai, quan trọng hơn - đó là Ý ĐỒ hay MỤC ĐÍCH chuyển động của giá. Tại sao yếu tố thứ hai lại quan trọng hơn yếu tố thứ nhất? Câu trả lời đó chính là TIMING – vấn đề được xem là bài toán muôn thuở chưa có lời giải đáp tuyệt đối trong trading.

Timing tức là việc định thời điểm mở lệnh bước vào thị trường. Timing quan trọng vì sao? Vì nếu timing đủ tốt thì ngay cả khi ta xác định sai xu hướng thị trường đi chăng nữa thì chưa chắc vị thế vào lệnh của bạn đã thua, thậm chí là vẫn có thể thắng với một tỉ lệ R/R khiêm tốn (nói cho sang mồm chứ thực ra là thoát lệnh với một mức chốt lời ko đạt kì vọng, các bạn thường gọi là chốt non). Ngược lại nếu timing ko tốt thì dù là xác định đúng hướng đi các bạn vẫn sẽ bị đá văng ra khỏi thị trường trước khi Giá thật sự di chuyển theo chiều hướng nhận định của bạn. Tôi nói điều này là xuất phát từ thực tế lịch sử giao dịch của chính các bạn, tự nhìn lại lịch sử giao dịch xem có phải vậy ko?

Nhiều khi quen với câu cửa miệng: đúng kèo sai thời điểm! Giá giật đúng điểm dừng lỗ sau đấy mới di chuyển đúng xu hướng.

Hãy nhớ là những cây nến không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện trên đồ thị của bạn đâu. Hầu hết chúng đều xuất hiện một cách có chủ đích trước mỗi chuyển động lớn của thị trường. Nó phản ánh mọi hành vi của các nhà giao dịch trên thị trường này. Và sự xuất hiện của chúng cũng có ý đồ làm khuấy động lên trong bạn một trong hai loại cảm xúc, đó cũng chính là hai thái cực luôn chi phối chúng ta trong suốt quá trình giao dịch – là LÒNG THAM và NỖI SỢ HÃI. Và một khi đã tham hay sợ rồi thì người ta ko còn hành động hợp lý nữa.

Vâng, tới đây chính là vấn đề, phần lớn thời gian thị trường không tạo ra xu hướng rõ ràng, điều này mâu thuẫn với mong muốn của bạn, nhất là khi bạn là một nhà giao dịch mới trên thị trường. Bạn luôn thiếu kiên nhẫn và mong muốn kiếm tiền thật nhanh và thật nhiều, trong mọi hoàn cảnh của thị trường.

Tuy nhiên, thị trường không bao giờ quan tâm đến những gì bạn muốn đâu, vì vậy bạn sẽ thấy mình như đang làm một việc giống như tự đập đầu vào tường, vì bạn không thể nào kiếm được lợi nhuận ở một thị trường như vậy, biên độ dao động giá trong một thị trường choppy gần như là không có.

Vì vậy, là một nhà giao dịch, bạn sẽ cần xác định khi nào thị trường có xu hướng và khi nào nó là thị trường Choppy.

QUAY LẠI VẤN ĐỀ TIMING, chúng ta sẽ chọn Khung giờ giao dịch tốt nhất, là thời điểm trùng nhau giữa các phiên giao dịch.
Vì sao? vì dựa vào độ thanh khoản của thị trường..

Thanh khoản của thị trường Forex nói riêng sẽ ở mức cao nhất khi có nhiều người tham gia vào thị trường.

Những thời điểm giao thoa giữa các phiên giao dịch thì khối lượng sẽ lớn hơn từng phiên riêng lẻ, dẫn đến biên độ dao động của các cặp tiền trong thời điểm giao phiên thị trường Forex cũng sẽ lớn hơn. Đây là lí do tại sao các scalper tranh thủ giao dịch giờ giao phiên.

Phiên giao dịch có khối lượng giao dịch lớn thì thanh khoản thị trường cũng sẽ tốt hơn, đồng nghĩa chi phí giao dịch (spread) cũng sẽ thấp hơn.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi