TẠI SAO GỌI LÀ FED MÀ KHÔNG GỌI LÀ CENTRAL BANK?
admin
2024-06-26T21:48:08-04:00
2024-06-26T21:48:08-04:00
https://hunily.online/forex/phan-tich-co-ban-trong-thi-truong-forex/tai-sao-goi-la-fed-ma-khong-goi-la-central-bank-6.html
/themes/default/images/no_image.gif
HUNILYF
https://hunily.online/uploads/logo.png
Đa phần, Chính phủ các nước trên thế giới sử dụng cụm từ “Central Bank” (Ngân hàng Trung ương), còn lại sử dụng cụm từ “Federal Reserve” (Dự trữ Liên bang) như Cục Dự trữ liên bang Mỹ – FED, hay “Reserve Bank” (Ngân hàng dự trữ) chẳng hạn như: Úc (Reserve Bank of Australia), New Zealand (Reserve Bank of New Zealand), Ấn Độ (Reserve Bank of India)…; mặc dù, về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ của Central Bank giống như FED hay Reserve Bank, nhưng giữa Central Bank và FED vẫn có những điểm khác nhau khá lớn, tùy thuộc vào tính chất “sở hữu về vốn” và sự lựa chọn “mô hình” mà các quốc gia áp dụng.
💵 VỐN, MẠNG LƯỚI VÀ IN ẤN TIỀN CỦA FED
👉 - VỐN: Vốn của FED do các FED địa phương đóng góp, trong đó FED Bank của New York (Federal Reserve Bank of New York) nắm đa số cổ phần, chiếm 53% cổ phần và quyết định toàn bộ hoạt động của FED. Trong FED Bank của New York thì Citibank và J.P.Morgan Chase Co nắm đa số cổ phần. Citibank là của gia đình Rockefeller – ông vua dầu lửa như đề cập trên. Còn J.P.Morgan Chase Co là của gia đình Morgan. J.P.Morgan (1837-1913) là ông trùm của ngành công nghiệp Mỹ, ông đã thành lập Tập đoàn Thép Hoa Kỳ với tổng số vốn lên đến hàng tỷ USD, bảo trợ tài chính cho International Havester, AT&T, General Electric, là cha đẻ của dự án xây dựng hệ thống đường ray của Mỹ. Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của ông, các ngân hàng lớn của New York đóng vai trò như là Ngân hàng Trung ương của Mỹ. Do đó, các chính sách FED Bank của New York đưa ra được coi như là định hướng cho toàn bộ các FED địa phương thực hiện. Một điều đặc biệt nữa, đó là trong thời kỳ điều hành của J.P.Morgan, ông đã kết hợp được lợi ích của các công ty cạnh tranh để tạo ra một hệ thống khổng lồ và ổn định. Hai gia đình Rockefeller và J.P.Morgan cùng với gia đình Carnegie (Vua sắt thép của nền công nghiệp Mỹ) và gia đình Rothschild (dòng họ người do thái, định cư tại Đức), nổi tiếng và giàu có trên thế giới. Mỗi khi nói đến dòng họ này là người ta suy nghĩ ngay đến quyền lực và tiền bạc. Gia đình Rothschild đã xây dựng nên một hệ thống ngân hàng tư nhân và chi phối phần lớn thị trường tiền tệ, tín dụng châu Âu trong một thời kỳ dài. Tên ông gắn liền với Ngân hàng Rothschild tại 5 trung tâm tài chính tiền tệ lớn nhất châu Âu lúc đó là: Frankfurt-Đức, London –Anh, Paris-Pháp, Vienne-Áo, Napoli-Italia do 5 con trai của ông làm chủ. Nếu Bill Gates – ông chủ tập đoàn Microsoft hiện được giới truyền thông liệt vào danh sách một trong những người giàu có nhất thế giới hiện nay, thì những thế lực vô hình như Gia tộc Rothschild ít khi xuất hiện trong top những người giàu nhất, mặc dù trên thực tế, họ mới chính là những người giàu nhất hành tinh, trên cả Bill Gates nhiều lần, song do giới truyền thông bị các ông trùm này “khóa miệng” nên không ai có thể biết được tài sản của họ là bao nhiêu.
Đương thời, có 7 nhân vật quan trọng của Phố Wall đang khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nguồn vốn của nước Mỹ đó là: J.P Morgan, James J.Hill, George Berk (Chủ tịch First National Bank) trực thuộc Tập đoàn Morgan; 4 người còn lại là John Rockefeller, William Rockefeller, James Stillman (Chủ tịch National City Bank), Jacob Schiff (Công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Cities Bank. Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế nước Mỹ. Cũng chính 7 vị tai to mặt lớn của Phố Wall chính là những người thực sự điều khiển việc thành lập Cục Dự trữ liên bang Mỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng và hết sức bí mật giữa những ông trùm trên với Gia tộc Rothschild của châu Âu cuối cùng đã lập nên một phiên bản của Ngân hàng Anh quốc tại Mỹ có tên gọi là FED tư nhân hoàn toàn.
👉 - MẠNG LƯỚI chi nhánh của FED: Federal Reserve System gồm có 12 FED bank địa phương, mỗi FED bank địa phương là 1 bank thuộc sở hữu của các ông chủ nhà bank tư nhân, bao gồm: 1- Boston, 2-New York, 3- Philadelphia, 4- Clavelands, 5- St Louis, 6- San Francisco, 7- Richmond, 8- Atlanta, 9-Chicago, 10- Minneapolis, 11- Kansas City, 12 – Dallas.
👉 - IN ẤN TIỀN: Hiện tại, việc in ấn tiền tại Hoa Kỳ do 2 cơ quan đảm nhận, cụ thể: FED (bao gồm 12 FED New York và địa phương) đảm nhận việc phát hành tiền giấy, Bộ Tài chính phát hành tiền xu (coins) có mệnh giá One Cent, Five Cents, One Dime, One Quarter và một số đồng tiền One Dollar. Trong đó, mỗi một FED khu vực được ký hiệu bằng 1 chữ cái, những chữ cái này in trên giấy bạc mà các FED phát hành, cụ thể nhìn bên trái tờ tiền dolla chúng ta thấy có chữ ký hiệu A ở phía 4 góc có ghi số 1 nằm trong lòng tờ tiền, tức đồng tiền đó do FED Boston in ấn; tương tự FED New York là B, bốn góc có số 2 nhỏ, tức đồng tiền đó do FED New York in ấn; FED Philadelphia là C {3}, FED Clavelands là D {4}, FED Richmond là E {5}, FED Atlanta là F {6}, FED Chicago là G {7}, FED St Louis là H {8}, FED Minneapolis là I {9}, FED Kansas City là J {10}, FED Dallas là K {11} và FED San Francisco là L {12}.
⚔️ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NHÀ TÀI PHIỆT NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
Do FED bị khống chế bởi các nhà tài phiệt ngân hàng và tập đoàn công nghiệp hàng đầu tại Mỹ và châu Âu(sẽ có một bài riêng nói về lịch sử hình thành Fed), nên trước khi FED ra đời, hay sau khi FED ra đời thì bản chất hoạt động cũng không có gì thay đổi. FED luôn đóng vai trò là NHTW của Hoa Kỳ và cũng là NHTW của thế giới, bởi FED luôn hội tụ những bậc kỳ tài về lĩnh vực tài chính ngân hàng (nói đúng hơn là những nhà tài phiệt hàng đầu thế giới về lĩnh vực ngân hàng) nắm giữ vai trò điều hành FED.
Họ là những thế lực có thể tạo ra bất cứ cuộc khủng hoảng nào, nếu họ cần. Vì vậy, bất cứ cuộc khủng hoảng nào xảy ra, đều có nguyên nhân và ẩn chứa đằng sau đó là cả một thế lực thao túng.
Chẳng hạn, theo thống kê, các khủng hoảng tài chính xảy ra từ những năm 1857 đến nay đều do các thế lực tài phiệt ngân hàng tạo ra, nhằm gây áp lực với Chính phủ nếu một chính sách nào đó gây bất lợi cho các nhà tài phiệt, hay các ngân hàng “cứng đầu” không tuân theo FED New York, nơi đặt trụ sở chính của các nhà tài phiệt Phố Wall Hoa Kỳ và châu Âu.
Theo Tác phẩm “Chiến tranh tiền tệ” (Currency Wars ) của tác giả Song HongBing cho biết: Phố Wall không ngừng áp dụng thủ đoạn tạo ra khủng hoảng tài chính để loại bỏ các phần tử đối lập. Trong các năm 1857, 1870, 1907 vì muốn ép Chính phủ Mỹ xây dựng lại NHTW tư hữu (tức FED ngày nay), các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế liên tục hợp tác và cùng nhau tạo ra khủng hoảng tài chính. Cuối cùng họ cũng đạt mục đích là thành lập FED tư hữu theo ý muốn thông qua các cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó khống chế hoàn toàn quyền phát hành tiền của Mỹ.
Chỉ tính riêng cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ năm 1930 đến 1933, tổng cộng đã có 8.812 ngân hàng phải đóng cửa, do các ngân hàng này từng tỏ thái độ “bằng vai phải lứa” với 5 đại gia tài chính ở New York, đồng thời không chịu vay nợ từ hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nên các ngân hàng vừa và nhỏ đã phải nối đuôi nhau phá sản.
Đứng về người vay tiền, chỉ tính riêng 1 ngày, tại 1 bang của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng 1930-1933 đã có 60.000 ngôi nhà và nông trường bị phát mại.
Một thủ đoạn kiếm tiền khác của các ngân hàng quốc tế đó là tạo ra các cuộc suy thoái kinh tế.
Trước tiên, họ mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng, rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ thì rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản. Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn 1/10, thậm chí, là 1/100 giá trị thực thì các nhà tài phiệt lại ra tay mua vào.
Trong ngôn ngữ của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thì hành động này được gọi là “xén lông cừu” (fleecing of the flock). Sau khi Ngân hàng Trung ương tư nhân được thành lập, cường độ và phạm vi của hành động “xén lông cừu” đã đạt đến mức chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Hành động xén lông cừu được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế ra tay gần đây nhất chính là tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 trên cơ thể các con “hổ nhỏ” và “rồng nhỏ” của châu Á. Tương tự, chúng ta có thể thấy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 cũng là cuộc “xén lông cừu” trên phạm vi toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng đã buộc 106 ngân hàng tại Mỹ phải đóng cửa, phá sản (chưa kể các ngân hàng châu Âu) và buộc hàng triệu người dân từ Âu sang Á lâm vào cảnh nợ nần…; các ngân hàng đóng cửa tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng này vẫn chủ yếu là những ngân hàng nhỏ, địa phương.
Nếu đánh giá khủng hoảng ở hai góc nhìn “các nhà tài phiệt” và “dân chúng”, tác phẩm “Curruncy Wars” cũng đưa ra nhận xét rằng: “Điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng cần chính là nguy cơ khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong đời sống xã hội. Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất. Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với Chính phủ và người dân”.
Rõ ràng, khủng hoảng và suy thoái là con bài của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tạo ra, do đó trong môi trường toàn cầu hóa, các sách lược đối phó với khủng hoảng và suy thoái của các quốc gia đang phát triển cần phải hết sức thận trọng và chính xác mới tránh được các bẫy “xén lông cừu” của các nhà tài phiệt quốc tế.