Bạn có bao giờ bị lỗ trong trading chưa?

Nếu có, hãy quên nó đi; ngược lại, bạn có bao giờ lời trong trading chưa? Nếu có, hãy quên nó còn nhanh hơn nữa.

Trong thị trường tài chính, có lẽ trader nào cũng đã từng phải trải qua nhiều đau thương từ những thua lỗ. Thua nhiều quá thì tự nghi ngờ bản thân, thất vọng với phương pháp giao dịch, bị chê trách, dèm pha bởi bạn bè, người thân trong gia đình… vân vân và chín tầng mây.

Con người, ai cũng có lòng tham, ai cũng có nỗi sợ hãi. Lòng tham khiến bạn lãi rồi, tới điểm take profit rồi vẫn gồng tiếp mong được nhiều lợi nhuận hơn. Hoặc tâm lý FOMO khi thấy giá tăng quá, sợ mất phần nên nhảy vào mua ngay kẻo lỡ. Tới khi giá rớt, bạn bắt đầu lỗ, và bạn sợ hãi rằng nếu cut loss lỡ giá nó bay tiếp thì sao? Kết quả giá tiếp tục rơi và bạn sẽ phải thua lỗ thêm nhiều hơn, hoặc cháy tài khoản.

Thua lỗ nhiều thì sinh ra tâm lý thiếu tự tin, dần dần không dám tiếp tục nữa, và bạn rời bỏ thị trường, trở thành người thua cuộc. Đó chưa phải tệ nhất, bạn thua lỗ nhưng không cam lòng, bạn tiếp tục bơm tiền vào đánh trong lúc tâm lý còn đang kích động. Phán đoán của bạn tiếp tục sai lầm, và bạn mất thêm nhiều tiền hơn.

Cái gì gọi là bí quyết tâm lý giao dịch? Nghe có vẻ hàn lâm, nhưng thật ra nó chỉ nằm gọn trong hai từ: “học tập” và “rèn luyện” . Tâm lý yếu bắt nguồn từ một nguyên nhân chính là tri thức của bạn chưa tốt. Hay nói một cách cụ thể hơn, là bạn phân tích (cơ bản, kỹ thuật…) chưa tốt, quản lý vốn chưa tốt, lên kế hoạch chưa tốt. Đây chính là mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý và những yếu tố còn lại.

Hãy trau dồi các kiến thức về quản lý vốn, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật… thường xuyên không ngừng nghỉ. Kiến thức không bao giờ là đủ. Nhưng trong biển kiến thức kia bạn phải học cái gì đây? Kiến thức nào mới giúp bạn kiếm được tiền? Câu hỏi này cần phải được chính bạn trả lời, bằng cách “rèn luyện”.

“Học thì phải đi đôi với hành,” biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Thật ra không khổ bằng mất tiền đâu, vì vậy hãy chịu khó “hành” để trở thành một trader giỏi. “Hành” ở đây chính là rèn luyện. Hãy áp dụng những kiến thức bạn học được vào thực tế.

Hãy đi từng bước, đừng nóng vội. Khi bạn đã có kiến thức, biết lên một kế hoạch tốt, nắm bắt cách thị trường hoạt động, thì tâm lý của bạn mới tốt. Nói cách khác, người có tâm lý tốt thì những yếu tố khác của họ thật ra còn tốt hơn, bởi chính sự trau dồi và rèn luyện những kỹ năng và yếu tố đó giúp họ có một tâm lý tốt.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi